Cửa gỗ công nghiệp đã không còn quá xa lạ với hầu hết mọi người, và đã khẳng định được vị trí cũng như giá trị của mình, được nhiều khách hàng quan tâm lựa chọn khi tiến hành xây sửa nhà cửa. Bởi cửa gỗ công nghiệp có những ưu điểm vượt trội như: Kiểu dáng mẫu mã đa dạng, chất liệu phong phú, chất lượng đảm bảo và hơn hết giá thành hợp lí. Trên thị trường có rất nhiều loại cửa gỗ công nghiệp phù hợp với mọi ưu cầu của khách hàng, mặc dù tại Việt Nam cửa gỗ không được ưa chuộng nhiều bằng các nước phương Tây vì quan điểm của người Việt vẫn chuộng cửa gỗ tự nhiên, song tư tưởng này đang dần được thay đổi bởi những tiêu dùng có lối suy nghĩ tích cực hơn về cửa gỗ công nghiệp, đặc biệt là những ngươi dân ở thành phố lớn. Thật ra với công nghệ ngày càng phát triển có rất nhiều chất liệu mới được tạo ra bền và chắc chắn vì được áp dụng khoa học kỹ thuật. Nói vậy không có nghĩa là cửa gỗ tự nhiên không tốt, không đẹp, thật ra đồ gỗ tự nhiên cũng có giá trị đặc biệt của nó song gỗ tự nhiên phải được sử lý tốt chống mói mọt, cong vênh, được sản xuất bởi những nghệ nhân lành nghề, gia công tỉ mỉ rất tốn thời gian, trong khi gỗ là tài nguyên tương đối giới hạn nên giá thành sản phẩm tương đối cao. Phải chăng người tiêu dùng nên có sự thay đổi tích cực hơn để lựa chọn cho mình sản phẩm chất lượng về mọi mặt hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Tham khảo bài viết: Cửa gỗ công nghiệp giá rẻ tại bình dương
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP
Bước 1: Khảo sát ô chờ tường: Đây là bước đầu tiên cũng là bước khá quan trọng trước khi lắp đặt cửa gỗ. Bước này sẽ giúp chúng ta xác định được kích thước ô tường, đưa vào sản xuất để có thể lắp vừa được ô tường tránh tình trạng lắp lên rồi mới phát hiện ra không thi công được do kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ. Thông thường các nhà sản xuất thường đưa ra các thích thước size chuẩn, xong với những khách hàng đã xây tường hoàn thiện thì bắt buộc nhà sản xuất phải làm theo kích thước hiện trạng tại công trình. Kích thước cửa tiêu chuẩn: 900x2200 / 800x2200 / 800 x 2100 / 940 x 2220
– Kích thước ô chờ cần phải bằng hoặc lớn hơn (Dung sai 1-2 cm) so với kích thước sản xuất cửa
– Tiến hành kiểm tra xem ô chờ có cân đối vuông vắn, độ dầy tường có đủ so với khuôn tương ứng (Có nhiều độ dầy tường 100,110 ,130, 210 ... ) từ đó sản xuất khung bao cửa có độ dầy bằng độ dầy tường. Nhưng không phải với kích thước khung bao nào cũng có thể sản xuất được mà còn tùy vào loại cửa và nơi sản xuất, với những loại cửa ko có khung bao không phù hợp thì nhà sản xuất sẽ có cách khắc phục như sử dụng nhiều nẹp chỉ.
– Kiểm tra 2 bên ô chờ xem có song song hay không
– Xác định sơ bộ chiều mở cửa, vị trí bản lề và khóa tương ứng
Lưu ý:
Trong quá trình khảo sát cần để ý đánh giá cốt nền để quyết định khe hở chân cánh trong quá trình lắp đặt, thông thường cốt nền thường có xu hướng đánh dốc nên rất dễ gặp tình trạng quẹt cánh khi đóng mở nếu không khảo sát kỹ bước này.
Cần lưu ý thêm cánh cửa có sử dụng thảm hay kê đá chân cửa không để lên phương án đặt khe hở chân khuôn.
Bước 2: Cố định các tấm đệm: Liên kết các tấm đệm gỗ vào tường chú ý các vị trí bản lề, khóa, chân khuôn.
– Liên kết tấm đệm với thường bằng đinh bê tông
– Bắn đệm lui vào so với mép tường 1cm để sao cho tấm đệm lọt vào chân khuôn.
Bước 3: Lắp dựng khuôn cửa: Bước này sau khi đã có đệm gỗ ở các vị trí cần thiết chúng ta tiến hành lắp đặt khuôn và liên kết với tấm đệm bằng vít 2 bên hông khuôn
– Trình tự thi công thanh ngang trước, các thanh đứng sau.
– Xác định chiều dài thanh khuôn ngang. Cắt và gá thanh khuôn ngang vào vị trí, căn chỉnh chính xác. Bắn đinh bắn liên kết chắc chắn thanh khuôn ngang vào tấm đệm.
– Có 2 cách để khấu khuôn cửa là khấu khuôn đứng và khấu khuôn ngang, tùy vào địa hình lắp cửa và ô chờ mà chúng ta lựa chọn phương pháp khâu cửa.
– Liên kết các thanh khuôn với đệm gỗ bằng đinh vít từ vị trí 2 bên hông cửa
Bước 4: Lắp cánh cửa: Xác định chiều mở cánh, bắn bản lề cánh trước sau đó đưa lên cân chỉnh và bắn vào khuôn.
– Lắp bản lề vào cánh trước. Mỗi cánh cửa gỗ công nghiệp sử dụng 3 bản lề, Vị trí lắp bản lề tương như sau, từ mép trên tới bản lề 1 là 250mm, từ tâm bản lề 1 đến tâm bản lề 2 là 500mm, từ mép dưới cánh tới tâm bản lề 3 là 250mm.
– Kê cánh lên khuôn căn các khe hở trên dưới vừa vặn sau đó đánh dấu vị trí bắn bản lề lên khuôn sau đó thực hiện liên kết bản lề với khuôn cửa bằng vít inox
Bước 5: Khoan khóa và lắp khóa: Tùy mỗi loại khóa mà phương pháp lắp đặt khác nhau
Có 4 bước để tiến hành lắp khóa
a. Khoan khoét lỗ khóa theo đúng mẫu khóa trên thân cánh.
b. Lắp thân khóa, tay gạt, ruột khóa cố định lên cánh cửa.
c. Đo đạc đục mồm khóa trên thân khuôn
d. Đóng mở thử kiểm tra khóa vận hành trơn chu.
Bước 6: Lắp phào nẹp khuôn và hoàn thiện: Cần lưu ý nhất trong bước này là vị trí cắt góc 45 độ cần phải khít, các vị trí liên kết khuôn nẹp bằng chân sập phải chắc chắn.
Bước 7: Vệ sinh và bàn giao sản phẩm
Kiểm tra sản phẩm lần cuối. Tiến hành lau vệ sinh cửa bằng khăn và dung dịch chuyên dụng. Đảm bảo độ sáng, sạnh và thẩm mỹ của sản phẩm. Sau đó tiến hành các thủ tục bàn giao sản phẩm cho khách hàng.
Nội thất An Gia chuyên cung cấp, lắp đặt cửa gỗ công nghiệp HDF phủ veneer và cửa gỗ ghép thanh phủ melamine, laminate PVC ... tại khu vực Bình Dương, tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra nhadepangia còn là đơn vị chuyên sản xuất và thi công các đồ nội thất như bàn ghế, giường tủ, tủ bếp theo yêu cầu của khách hàng, theo bản vẽ thiết kế. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 0935.700.377 - 0946.754.482 - 0274.6565.084