Nhà đẹp An Gia

thi công nội thất giá rẻ bình dương

nội thất giá rẻ bình dương

thi công nội thất giá rẻ bình dương

thiết kế nội thất tại bình dương
công ty thi công nội thất tại bình dương
CÔNG TY TNHH - MTV TRANG TRÍ NỘI NGOẠI THẤT AN GIA
Luôn đặt mình vào vị trí của bạn!
Hotline 0946 754 4820974 162 684
Slider

Cửa gỗ công nghiệp hdf veneer

Cửa gỗ công nghiệp hdf veneer

Cửa gỗ công nghiệp hdf veneer là sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại Viêt Nam theo công nghệ ép chân không. Với những sớ gỗ tự nhiên đến từ các loại danh mộc như: Teak, Sapeli, Bubinga cửa Veneer thật sự đem lại một lựa chọn hoàn hảo cho căn phòng

Cửa gỗ công nghiệp hdf veneer là sự kết hợp tuyệt vời giữa tính kinh tế và thẩm mỹ của gỗ tự nhiên với gỗ công nghiệp.
Với cấu tạo tổ ong bên trong tạo tính cách âm ,cách nhiệt và các panô định hình phủ một lớp gỗ lạng từ những súc gỗ Gụ, Anh Đào....cửa gỗ Veneer hoàn toàn là một sản phẩm thay thế phù hợp các loại cửa gỗ đặc nặng nề và hay biến dạng. 
Và để tạo cho chủ nhân ngôi nhà sự lựa chọn rộng rãi ,cửa gỗ Veneer có rất nhiều loại phủ bề mặt với nhiều vân gỗ khác nhau đáp ứng cho từng kiểu thiết kế khác nhau. 

Cùng tìm hiểu veneer là gì? Cách tạo ra gỗ veneer?

Veneer là gì?

Gỗ Veneer tự nhiên: là gỗ được lạng mỏng  (bóc ly tâm) từ cây gỗ tự nhiên thành những lát dầy từ 0.3mm đến 0.6mm, độ rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoản 240mm, được phơi và sấy khô. Một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer, tùy từng loại hao hụt.

Cách tạo ra gỗ Veneer?

- Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ Ván dán, gỗ Finger, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất.- Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.

- Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo, dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.

- Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. - Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp

Ưu điểm:

- Dễ thi công

Chi phí thấp so với gỗ tự nhiên

- Có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất

Nhược điểm:

Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt, chính vì vậy gỗ veneer là được nhiều  người dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi không bị nước tràn vào, và ít phải di chuyển.

Sau đây là một số loại Veneer:

- Raw veneer: không có cốt gỗ, có thể dán cả 2 mặt.

- Paper-backed veneer: có phần cốt giấy bên dưới được sử dụng để phủ bề mặt của một diện tích nhỏ hoặc các đường cong.

- Phenolic-backed : là veneer nhân tạo hiện được sử dụng phổ biến góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Khi lựa chọn những sản phẩm tủ bếp làm từ gỗ Veneer mọi người lưu ý chọn cốt gỗ dán nhé, vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ không bị "nở" ra nhiều như cốt bằng MDF hay Okal.

Một số vân gỗ thường dùng:

Có 3 loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay là gỗ Veneer xoan đào, sồi, cặm xe. Những loại gỗ Veneer nay có thể dán lên ván gỗ tự nhiên để tạo thành gỗ ghép phủ Veneer, hoặc dán lên gỗ công nghiệp để tạo thành gỗ công nghiệp Veneer. Mỗi loại gỗ dán Veneer đều có những đặc điểm riêng.

1. Gỗ Veneer xoan đào

- Nội thất từ gỗ Veneer xoan đào được rất nhiều gia đình lựa chọn vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội nhưcó độ bền và màu sắc đẹp mắt. Gỗ xoan đào có màu sắc từ vàng nhạt đến gần như trắng, tuy vào vùng trồng gỗ mà chúng còn có đặc tính khác nhau. Nhìn chung thì vân gỗ xoan đào to, thẳng và mặt gỗ đều.

- Nhờ có khả năng chịu máy tốt, bám ốc và dính keo cao mà đồ nội thất làm bằng gỗ Veneer xoan đào dễ được sản xuất hơn những loại Veneer khác. Một ưu điểm nữa, của loại gỗ dán Veneer xoan đào là loại gỗ này rất dễ nhuộm và đánh bóng. Chúng ít bị biến dạng khi sấy và có thể dễ dàng sấy khô. Gỗ Veneer xoan đào tuy có khả năng chống nước không cao nhưng hiện tại nhiều nhà sản xuất đã kết hợp tấm Veneer xoan đào với tấm cốt chống ẩm giúp hạn chế nhược điểm này.

2. Gỗ Veneer sồi

- Một miếng gỗ Veneer sồi

- Một miếng gỗ Veneer sồi

- Cũng giống như gỗ Veneer xoan đào, gỗ Veneer sồi được dùng nhiều trong sản xuất đồ nội thất và cũng rất được ưa chuộng.

- Gỗ sồi (oak) gồm có 2 loại là gỗ sồi trắng (White oak) và gỗ sồi đỏ (Red oak) xẻ sấy được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và Châu âu. Loại gỗ này có khả năng chống va đập cao. Gỗ sồi có độ chắc chắn thấp hơn nhưng lại có ưu điểm khác là rất dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ sồi khác gỗ xoan đảo ở chỗ là loại gỗ này dễ bị biến dạng khi sấy và phơi. Gỗ Veneer sồi có thể được dùng để chế tạo các sản phẩm nội thất thông dụng như giường, bàn học, các loại ghế…

3. Gỗ Veneer cặm xe

- Gỗ Veneer cặm xe là một trong 3 loại gỗ được làm gỗ Veneer dán rất phổ biến hiện nay. Gỗ cặm xe có nhiều ở khu vực Tây Nguyên, loại gỗ này khá chắc và cứng. Gỗ có giác và lõi phân biệt, trong khi giác màu trắng vàng nhạt, dày, thì lõi gỗ lại có màu đỏ thẫm hơi có vân, thớ gỗ mịn.

- Sau khi được lạng mỏng từ gỗ cặm xe tạo thành gỗ Veneer, thì loại gỗ Veneer này cũng quy tụ được màu sắc cũng như độ bền của gỗ cặm xe. Gỗ Veneer cặm xe thường được dùng để chế tạo những đồ nội thất như các loại cửa, các loại tủ bếp, tủ đựng tài liệu…

- Những loại gỗ Veneer này thường được dán lên một lớp ván gỗ tự nhiên sau khi lớp ván gỗ tự nhiên đã được ghép thành tấm theo quy cách chuẩn. Đây được gọi là gỗ ghép phủ Veneer.

- Ngoài ra, những miếng gỗ Veneer có thể dùng để dán lên lớp gỗ công nghiệp thì được gọi là gỗ công nghiệp Veneer. Gỗ công nghiệp là loại gỗ được lấy từ các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su sau đó gỗ mang về được băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ.

Mẫu cửa hdf veneer nhadepangia đang cung cấp
Mẫu cửa hdf veneer khác

 

Bài viết khác