Thiết kế nội thất phòng làm việc của Giám Đốc có những đặc điểm thể hiện được phong cách, quyền lực của chủ nhân. Chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản về thiết kế và lựa chọn giải pháp vật liệu, thi công cho phòng giám đốc.
Thiết kế nội thất văn phòng làm việc của giám đốc là một trong những hạng mục được chú trọng đặc biệt. Trên thực tế mỗi vị giám đốc đều có sở thích và phong cách làm việc mang đậm màu sắc cá nhân đồng thời từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh lại có đặc thù riêng vì vậy nên phòng giám đốc cần phải được thiết kế sao cho vừa đẹp vừa tiện dụng lại thể hiện được cá tính của chủ nhân.
Phòng giám đốc là nơi có vai trò như một bộ não của công ty nên khi thiết kế nội thất cho phòng giám đốc luôn phải đảm bảo vừa là nơi sang trọng, hiện đại đồng thời cũng là không gian riêng biệt thể hiện quyền lực. Trong đó, yếu tố quan trọng đầu tiên bạn nên chú ý là bàn giám đốc - nơi quyết định quan trọng được ký duyệt, nơi hoạch định chiến lược để phát triển công ty. Chính vì vậy, việc chọn bàn giám đốc đòi hỏi yêu cầu rất cao.
Yêu cầu của khách hàng
Nhằm giúp khơi gợi nguồn cảm hứng cho công việc, đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời, thiết kế nội thất phòng giám đốc phải đảm bảo các tiêu chuẩn cao về công năng lẫn tính thẩm mỹ, đặc trưng của từng ngành nghề. Một không gian chuyên nghiệp, trang trí văn phòng đẹp mắt sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của bất kỳ vị giám đốc nào.
Thứ nhất là về vị trí của Phòng Giám Đốc cần phải được bố trí tại vị trí đẹp nhất trong văn phòng, nơi có tầm nhìn bao quát văn phòng của mình đồng thời có khoảng không gian nhìn ra xung quanh, nhất là các vị trí có không gian xung quanh đẹp. Ngoài ra, Phòng Giám Đốc còn được cân nhắc theo phong thủy, tuổi và mệnh của Giám Đốc liên quan nhiều đến hướng phòng của Giám Đốc và chỗ ngồi làm việc. Như vậy việc thiết kế văn phòng đầu tiên cần được xem xét là phòng Giám Đốc, các phòng ban chức năng khác sẽ được lựa chọn với các ưu tiên tiếp theo.
Bố trí đồ đạc trong phòng
Bàn họp nhỏ
Bàn họp nhỏ thường được cách điệu bằng 2 hình thức, với làm việc liên quan đến nhân viên công ty trình báo, thì chỉ 1-2 ghế xếp trước bàn làm việc là đủ. Giám Đốc có thể ngồi ngay tại bàn để ký hoặc nghe báo cáo nhanh. Trong phòng Giám Đốc cũng kê bàn ghế sofa để tiếp khách thân mật và số lượng ít người. Thường thì số khách ngồi tại bộ bàn ghế sofa tối đa không quá 4 người, nhiều hơn thì sang phòng họp. Một bộ bàn ghế sofa da thật đi với tông mầu hài hòa với nội thất cũng là điểm nhấn tôn nên vẻ đẹp và uy nghi của phòng làm việc Giám Đốc.
Có thể nói, Phòng giám đốc dù thế nào thì cũng là phòng cần được nghiên cứu một cách thận trọng trên cả phương diện thiết kế nội thất, các điều kiện văn phòng và mong muốn của Chủ nhân doanh nghiệp. Ngày nay với việc thiết kế được thể hiện nhanh chóng trên máy tính 3D, các phương án thiết kế sẽ được gửi đến vị Giám Đốc cái nhìn về phòng làm việc của mình trước khi bắt tay vào thiết kế chi tiết và thi công tổng thể. Các công ty thiết kế nội thất ngày nay cũng đã cập nhập sâu rộng hơn về xu hướng nội thất nhất là xu hướng thiết kế nội thất văn phòng, mang lại nhiều giải pháp hoàn hảo hơn cho thiết kế văn phòng, khi đó văn phòng của Giám Đốc người Việt vừa mang nhiều tính hiện đại nhưng cũng có nhiều nét văn hóa địa phương.
Bàn làm việc
Bàn làm việc cũng tùy thuộc vào thẩm mỹ và sở thích của vị Giám Đốc, thông thường bàn làm việc có hình chữ nhật hoặc bo cạnh cho mềm mại và trẻ trung. Diềm trước của bàn cần được kín để che đi không gian dưới bàn. Bàn làm việc của Giám Đốc được trang trí các họa tiết sao cho tạo vẻ uy nghiêm, trang trọng. Nếu cần thêm không gian làm việc rộng hơn thì còn được trang trí thêm bàn phụ dùng cho chỗ để máy tính, máy fax hoặc máy để điện thoại bàn…
Ghế làm việc
Ghế Giám Đốc là đồ nội thất có lẽ đặc biệt nhất. Có thể Giám Đốc là một người có ngoài hình không cao to nhưng chắc chắn không vì thế mà chiếc ghế này khiêm tốn. Ghế ngồi của Giám Đốc bao giờ cũng là chiếc ghế to nhất, lớn nhất và hoành tráng nhất. Với người Việt, chiếc ghế tượng trưng cho vị trí, cho quyền lực nên phải to lớn và ấn tượng. Ghế Giám Đốc thường màu đen và được bọc da sang trọng. Nhiều vị Giám Đốc còn yêu cầu ghế Giám Đốc phải được đặt hàng theo sở thích riêng như không ghế không có bánh xe để doanh nghiệp cũng như Chủ doanh nghiệp có được chỗ ngồi vững chắc, ghế được làm từ gỗ quý và được bọc da hoặc nỉ đắt tiền, các vị trí tay vịn nếu làm bằng gỗ đều được chạm trổ theo lối xưa để thể hiện được uy quyền.
Tủ để tài liệu và kệ kê trong phòng
Kệ kê trong phòng nơi Giám Đốc có thể để các vật trang trí như Tượng các Vĩ nhân, các danh tướng hoặc các đồ vật yêu quý. Nhiều khi chỉ là các bức ảnh của gia đình hay các huân huy chương kỷ niệm, các giải thưởng doanh nghiệp hay cá nhân.
Tủ để tài liệu thì cũng tùy vào ý kiến Chủ nhân căn phòng, thường thì khi doanh nghiệp có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, vị trí Giám Đốc sẽ chỉ là đưa ra các chiến lược cho doanh nghiệp thì rõ ràng tủ tài liệu nhiều khi là không cần thiết. Tài liệu sẽ được các Phó Tổng hay các trợ lý lưu trữ và xử lý. Khi nào cần Giám Đốc sẽ cho gọi các bộ phận liên quan để báo cáo.
Các trang thiết bị khác
Trong phòng Giám Đốc tùy theo yêu cầu còn có thể kê thêm các trang thiết bị khác như tủ lạnh để có thể để một số đồ uống lạnh, thậm chí 1 vài chai rượu tiếp bạn bè hoặc đối tác thân hữu. Cũng có thể là mắc áo bằng gỗ để treo 1-2 bộ áo Veston, mặc đi tiếp khách cho phù hợp với buổi gặp gỡ, cũng có thể là Tivi và đầu chiếu để Giám đốc có thể duyệt các chương trình power point hay các chương trình quảng cáo. Dù thế nào thì với các trang thiết bị khác vẫn cứ phải theo ý kiến chỉ đạo của Vị Giám Đốc.
Ngoài ra, phong thủy là một yếu tố không thể bỏ qua khi bạn chọn bàn giám đốc, nó ảnh hưởng đến sự hưng suy trong quản lý, thành bại trong sự nghiệp. Hãy xem xét kỹ bạn thuộc tuổi gì, mệnh gì, phù hợp với các màu sắc nào, chất liệu nào trước khi quyết định lựa chọn cho mình 1 chiếc bàn phù hợp để đem lại tiền tài cũng như vận may cho công ty.
Trên đây là một vài yếu tố chúng tôi đưa ra để giúp các bạn tham khảo khi lựa chọn cho mình một chiếc bàn giám đốc phù hợp. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện công việc, bạn có thể tham khảo một vài hoặc tất cả các yếu tố đó khi lựa chọn.